"Nỗi đau của người bệnh là một phần trách nhiệm của mình..."
GS-BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng,liên đoàn bóng đá asean nguyên Giám đốc Bệnh viện (BV) Từ Dũ (TP.HCM), là người đã đưa phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) về Việt Nam khi bà còn công tác tại BV Từ Dũ năm 1997. Đây là bước khởi đầu cho câu chuyện ươm mầm sự sống nhờ khoa học, giúp người phụ nữ có thể đạt được ước nguyện làm mẹ khi không thể mang thai tự nhiên.
GS Phượng kể lại câu chuyện khiến bà trăn trở và quyết tâm tìm cách để chương trình mang thai hộ (MTH) vì nhân đạo có thể được thực hiện tại Việt Nam. "Khoảng năm 2001, khi chương trình TTTON đang trở nên dễ tiếp cận hơn với nhiều gia đình hiếm muộn thì chúng tôi đón một bệnh nhân đặc biệt. Chị là nữ hộ sinh công tác ở một BV phía bắc. Hai vợ chồng đến BV Từ Dũ với một nỗi đau lớn, họ vừa mất con trai đầu lòng khi chị sinh con. Hơn nữa, chị còn bị vỡ tử cung và buộc phải cắt bỏ. Hai vợ chồng còn rất trẻ. Họ mong được làm TTTON để có được một đứa con, nếu không, áp lực gia đình bên nội buộc người chồng phải ly hôn. Với tôi, câu chuyện ấy đau lòng và cũng là một phần trách nhiệm của chính mình, của ngành y tế. Vì phần nào, nếu chúng tôi theo dõi sát sao thì cổ không phải rơi vào tình cảnh ấy. Tôi đã mạnh dạn gửi công văn đến Vụ Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em để xin làm TTTON qua người MTH cho ca này. Đó là người đầu tiên có con nhờ MTH như một ngoại lệ đặc biệt".
Câu chuyện này đã trở thành động lực để BS Phượng tiếp tục cùng các chuyên gia y tế khác góp ý luật thông qua chương trình MTH vì mục đích nhân đạo sau này.
Ở tuổi 80, dù nghỉ hưu khá lâu nhưng BS Ngọc Phượng vẫn nhớ như in sự day dứt vì những trường hợp khao khát có con mà không thành: "Khoảng năm 2002, tôi tiếp nhận một ca là hai vợ chồng tiến sĩ ở TP.HCM. Người vợ bị suy thận nặng, không thể mang thai. Mà luật thì lúc đó vẫn gắt lắm, nghiêm cấm MTH dưới mọi hình thức nên tôi không thể một lần nữa xin ngoại lệ như hồi năm 2001. Sau này, câu chuyện của họ vẫn ám ảnh tôi, và mỗi lần có dịp tiếp xúc với lãnh đạo ngành y tế, tôi đều kiến nghị việc thông qua luật cho MTH".
Mang thai hộ nhân đạo nên linh hoạt hơn
Th.S-BS Hồ Mạnh Tường, Trưởng Đơn vị hỗ trợ sinh sản Mỹ Đức, IVFMD (BV Mỹ Đức TP.HCM), một trong những cán bộ y tế đã tham gia soạn thảo, đề xuất chương trình MTH tại Việt Nam, kể lại: "Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có hiệu lực từ năm 2015, lần đầu tiên bổ sung các điều khoản liên quan đến kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và MTH vì mục đích nhân đạo. Đây là tiến bộ lớn của ngành hỗ trợ sinh sản và thể hiện sự quan tâm của xã hội và Quốc hội đến quyền có con của các cặp vợ chồng, thể hiện sự nhân văn của hệ thống pháp luật. TTTON thành công ở Việt Nam từ năm 1997, sau đó hầu hết các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản khác đều có thể thực hiện, trong đó có kỹ thuật mang thai hộ. Tuy nhiên, quy định thời điểm đó cấm thực hiện MTH, nên rất nhiều cặp vợ chồng đã mất cơ hội có con, nhiều người phải đi nước ngoài thực hiện rất tốn kém, nguy hiểm và khả năng thành công thấp. Hầu hết các nhân viên y tế, các cơ sở y tế có thực hiện TTTON đều bị áp lực rất lớn trước nhu cầu của các cặp vợ chồng, cảm thấy rất tiếc vì không thể giúp đỡ họ, dù về kỹ thuật không có gì quá phức tạp. Do đó, chúng tôi cùng nhau vận động Quốc hội bổ sung điều luật về mang thai hộ và được thông qua".
Cũng theo BS Tường, những khó khăn ban đầu để luật được thông qua là các vấn đề nhạy cảm về quan niệm gia đình truyền thống; thêm các trường hợp lạm dụng MTH trên thế giới được công bố trước đó khiến các đại biểu Quốc hội rất đắn đo. "Theo tôi biết, các điều khoản về MTH trong luật Hôn nhân và Gia đình được các đại biểu Quốc hội tranh luận rất nhiều trước khi thông qua", BS Tường nói thêm.
Cuối cùng, MTH vì mục đích nhân đạo dù được thông qua nhưng kèm theo là những quy định rất chặt chẽ. BS Tường nhìn nhận: "Theo tôi, nhìn chung các điều khoản trong luật là phù hợp với điều kiện hiện tại ở Việt Nam. Tuy nhiên, các quy định hướng dẫn cụ thể nên linh động hơn để giảm bớt khó khăn của các cặp vợ chồng khi cần phải thực hiện MTH. Có con của chính mình là một quyền thiêng liêng và cơ bản của các cặp vợ chồng. Trước khi luật ra đời, tôi đã từng chứng kiến những người vợ dù biết việc mang thai có thể ảnh hưởng đến tính mạng của mình nhưng họ vẫn bất chấp. Có người may mắn vượt qua tình cảnh thập tử nhất sinh để có được một đứa con nhưng cũng có những người phụ nữ mất mạng trong hành trình đi tìm quyền làm mẹ. Nhiều trường hợp vô vọng, gia đình tan vỡ vì tử cung người vợ không thể mang thai".
Tương tự, BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc BV Hùng Vương, chia sẻ: "Ai cũng nhìn thấy lợi ích của chương trình MTH nhưng đến nay, vẫn còn một số khó khăn về mặt thủ tục pháp lý trong việc xác định quan hệ thân thích người được nhờ MTH. Nếu cứ gói gọn như vậy thì không đủ người để người ta nhờ MTH. Thực tế đã từng xảy ra nhiều ca như thế, nên cần bổ sung quy định bằng cách nào đó để mở rộng đối tượng MTH, vẫn đảm bảo pháp lý, không bị lạm dụng mà phù hợp hơn với thực tiễn".
Ai cũng nhìn thấy lợi ích của chương trình MTH nhưng đến nay, vẫn còn một số khó khăn về mặt thủ tục pháp lý trong việc xác định quan hệ thân thích người được nhờ MTH. Nếu cứ gói gọn như vậy thì không đủ người để người ta nhờ MTH. Thực tế đã từng xảy ra nhiều ca như thế, nên cần bổ sung quy định bằng cách nào đó để mở rộng đối tượng MTH, vẫn đảm bảo pháp lý, không bị lạm dụng mà phù hợp hơn với thực tiễn.
BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc BV Hùng VươngTừ ngày 1.1.2015, luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có hiệu lực, cho phép một số BV đầu ngành về sản khoa được thực hiện kỹ thuật MTH vì mục đích nhân đạo như: BV Từ Dũ (TP.HCM), BV Phụ sản trung ương (Hà Nội), BV Trung ương Huế. Sau này có thêm một số BV khác như BV Hùng Vương, BV Mỹ Đức (TP.HCM) được cấp phép. Theo BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, hiện chi phí TTTON ở VN thấp hơn so với các nước như Singapore, Thái Lan.
"Ở nước ngoài, một chu kỳ TTTON vào khoảng gần 300 triệu đồng, nhưng ở Việt Nam chỉ khoảng trên dưới 100 triệu đồng", BS Tuyết chia sẻ.