Làm thế nào để Bộ GD-ĐT thực hiện yêu cầu này là câu hỏi sẽ được giải đáp trong một vài tuần tới. Có lẽ phương án khả thi nhất là tổ chức một số chuyên đề bắt buộc về lịch sử mà tất cả học sinh (HS) đều phải học; ngoài ra,Đểmônsửvừabắtbuộcvừalựachọxin đừng cắn em như thế môn lịch sử như trong chương trình tổng thể vẫn sẽ là môn lựa chọn.
Môn sử hay, dở tùy thuộc một phần rất lớn vào cách biên soạn sách giáo khoa |
nhật thịnh |
Thế nhưng, mục đích của các chuyên đề học tập là “mở rộng, nâng cao kiến thức và năng lực lịch sử đáp ứng yêu cầu phân hóa sâu ở cấp trung học phổ thông”, tức dành cho những em chọn lịch sử và phần nâng cao. Không thể lấy các chuyên đề có sẵn trong chương trình để biến nó thành phần bắt buộc bởi nó không giúp HS có cái nhìn tổng quát về lịch sử như mong muốn của những người yêu cầu sử là môn bắt buộc. Chẳng hạn, có một chuyên đề về “Nhật Bản: Hành trình lịch sử từ năm 1945 đến nay”, rất chuyên sâu.
Giải pháp nên bắt đầu từ việc nhìn lại phân bổ chương trình hiện hành; trong đó sử là môn lựa chọn, em nào chọn sẽ học 70 tiết/năm học, tổng cộng có 210 tiết trong 3 năm lớp 10, 11 và 12. Trong 3 năm này các em được học cả lịch sử thế giới, lịch sử Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam. Lớp nào cũng có một phần của 3 lĩnh vực này; chẳng hạn, với lịch sử Đông Nam Á, học sinh lớp 10 sẽ học “Văn minh Đông Nam Á”; lớp 11 học “Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á; lớp 12 học “ASEAN: Những chặng đường lịch sử”.
Như thế, sẽ rất khả thi nếu chúng ta phân môn lịch sử thành hai: Giữ nguyên chương trình hiện hành cho HS nào lựa chọn môn sử để học suốt 3 năm THPT. Hiện nay, theo thăm dò của nhiều trường, tỷ lệ HS chọn môn lịch sử là khá cao, từ 60 - 80%; cứ xem như đã giải quyết bài toán môn sử cho các em này.
Với các em còn lại, hãy soạn lại một chương trình rút gọn, chọn lọc những nội dung theo các chuyên gia là cần thiết cho bất kỳ HS nào để biết lịch sử nước nhà hay nuôi dưỡng tinh thần yêu nước… gói gọn trong 70 tiết. Đây sẽ là môn lịch sử bắt buộc, các em THPT phải chọn để học nhưng có thể chọn vào năm lớp 10 hay 11, 12. Nói cách khác, môn lịch sử bắt buộc là môn HS sẽ buộc phải học vào một trong 3 năm học THPT, có tín chỉ môn này mới được xét tốt nghiệp.
Đây cũng là cách nhiều nước tổ chức chương trình có nhiều môn chọn lựa. Chỉ có điều họ không gọi nó là môn “vừa bắt buộc vừa chọn lựa” như chúng ta. Đơn giản hơn, HS vào lớp 10 chọn học môn sử rồi thì năm lớp 11 và lớp 12 khỏi học nữa nếu không theo đuổi chương trình môn sử nâng cao. Cũng có em năm 12 mới chọn học, tùy cách sắp xếp của các em - miễn sao yêu cầu tốt nghiệp của nhà trường đặt ra là đủ các môn khoa học xã hội, khoa học tự nhiên đã công bố trước.
Làm theo cách này, chúng ta sẽ có 1 năm để chuẩn bị cho chương trình và sách giáo khoa môn sử rút gọn. Các em vào lớp 10 năm nay nếu chọn môn sử sẽ học theo chương trình bình thường; các em khác sẽ phải chọn học chương trình rút gọn ở lớp 11 sang năm hay thậm chí lớp 12 sang năm nữa.
Môn sử hay, dở tùy thuộc một phần rất lớn vào cách biên soạn sách giáo khoa, viết sao cho có câu chuyện, truyền được cảm hứng lịch sử cho HS chứ không dừng ở các con số ngày tháng khô khan. Ngày xưa người viết sau khi mượn sách giáo khoa từ thư viện về là ngồi đọc say sưa hết cả cuốn chứ không chờ thầy cô lên lớp. Và khi lên lớp học, cái được truyền tải là ý nghĩa, là bài học, là chân lý rút ra. Được như thế thì có lựa chọn hay bắt buộc không còn là vấn đề quan trọng; giải pháp trên chính là dựa vào nguyên lý đó.